6/06/2015

Tiếp cận với NodeJS

Gần đây tôi có học và tìm hiểu về NodeJS, việc tiếp cận với nó tôi cảm thấy có 1 chút khó khăn vì tôi phải đối mặt với 1 công nghệ mới hoàn toàn, khác hẳn so với những project trước kia tôi từng làm. Và những project đó được xây dựng với ASP.net. Việc học 1 công nghệ mới vô cùng khó khăn, nhưng nếu đã có được 1 cái nhìn tổng quan rồi thì có lẽ bạn sẽ mê mẩn với nó cả ngày mà không chán. Tôi cũng vậy, tôi cũng chỉ mới học và cũng dần cảm thấy 1 sự cuốn hút đến kỳ lạ. Trước đây, tôi chưa từng học Javascipt hay nói cách khác là tôi chưa từng viết 1 dòng lệnh nào bằng Javascipt. Không phải vì nó không giúp được cho công việc của tôi khi đó mà là vì tôi chưa biết nó, tôi ngại tìm hiểu và không dám viết ra những dòng lệnh sử dụng Javascript. Còn giờ đây thì tôi phải đối mặt với nó hàng ngày, từng dòng 1 đều được xây dựng bằng javascript. Tôi học mọi thứ, tìm hiểu về những thuật ngữ mới, công nghệ mới.
+ pm2 là gì?
+ sequelize là gì?
+ ORM là gì?
+ Nginx là gi?
+ Redis là gì?
+ Postgres là gì?
+ Sphinx là gì?
+ Nunjucks , AngularJS, Sass,...
+ Mean : Mongodb, Express, AngularJS, Node.JS

Và vô vàn những thứ khác khi tôi bắt tay vào việc học NodeJS, và vấn đề lớn ở đây nữa đó là phải biết về Unix. May mắn thay là trước đây tôi cũng có dùng Ubuntu nên tôi cũng có kiến thức cơ bản khi làm việc với Lubuntu hay MacOS.

Như tôi, trước đây khi làm việc với ASP, tôi không cần quan tâm HTTP có những phương thức nào, trạng thái của nó ra sao rồi mọi thứ quanh nó. Thì giờ đây tôi phải nắm rõ để có thể xây dựng nên hệ thống viết bằng NodeJS, sự khó khăn của tôi bắt đầu từ đây.
Thời gian đầu khi tiếp xúc với NodeJS tôi phải học kiến thức cơ bản về Javascript và sau đó tiến dần đến với các phương thức của HTTP. Hiện tại tôi chỉ mới dừng lại ở 1 vài method cơ bản của HTTP như: post, get, put và delete. Và một số statusCode cần phải nhớ khi làm việc với nó để lấy được trạng thái của truy vấn với HTTP. Ví dụ như statusCode 200, 304, 500, 404, đủ mọi thứ. Học được cơ bản về phần này, tôi tiếp tục tìm hiểu xem cấu trúc của 1 project viết bằng NodeJS thì sẽ như thế nào, làm sao để truyền dữ liệu, kết nối vào Database?? Trước đây tôi thường viết project theo mô hình Ntier, bây giờ thì NodeJS được cấu trúc theo mô hình MVC (nhanh hơn, gọn hơn..). Sau đó tìm hiểu về các module trong Node, và cách sử dụng chúng. Kể đến đây thì tôi lại té ngửa ra với kiến thức hiện có của mình, vì nó quá ít :( Tôi sẽ không liệt kê ra nữa vì nó có thể kiến tôi cảm thấy căng thẳng, tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm những bài viết trong quá trình tìm hiểu và xây dựng ứng dụng trên NodeJS. Và nó sẽ đi trọng tâm vào việc thao tác với đối tượng đó, vai trò và cách sử dụng của nó trong 1 project NodeJS.

Một núi kiến thức đến với tôi. 2 tuần trước tôi không hề biết những thuật ngữ này, và tôi còn 1 tuần để tiếp cận với toàn bộ những thứ này để bắt đầu tham gia vào dự án thực tế. Áp lực nhưng mà vui lắm chứ.

No comments:

Post a Comment